Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai bầu? Văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai ký?
Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai bầu?
Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai bầu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Hội đồng tổ chức lại
1. Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại thành lập Hội đồng tổ chức lại để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại do các thành viên Hội đồng tổ chức lại bầu.
2. Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại.
3. Hội đồng tổ chức lại có trách nhiệm:
a) Xây dựng phương án tổ chức lại;
b) Đề nghị Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại triệu tập Đại hội thành viên để thông qua phương án tổ chức lại và các vấn đề liên quan đến thủ tục tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân;
c) Đề xuất cơ cấu tổ chức, nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại;
d) Thay mặt quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại thực hiện thủ tục tổ chức lại theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do các thành viên Hội đồng tổ chức lại bầu.
Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai bầu? (Hình từ Internet)
Phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân có cần phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại không?
Phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân có cần phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Phương án tổ chức lại
1. Phương án tổ chức lại phải được Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại.
2. Phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử (nếu có) của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại;
b) Lý do tổ chức lại;
c) Tình hình tài chính và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại trong năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ;
d) Giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu tính đến thời điểm nộp hồ sơ; việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại trong năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ;
đ) Lộ trình thực hiện tổ chức lại;
e) Dự kiến về tên, địa bàn hoạt động, địa điểm đặt trụ sở chính và mạng lưới hoạt động, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ, phạm vi, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân hình thành sau tổ chức lại phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan;
…
Như vậy, theo quy định trên thì phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại.
Văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do ai ký?
Văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được ký theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
1. Văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại ký; văn bản đề nghị giải thể quỹ tín dụng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ký.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ủy quyền cho người khác ký, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt.
3. Trường hợp các giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
4. Quỹ tín dụng nhân dân gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng một trong các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại ký.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ tín dụng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?