Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do ai bổ nhiệm? Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 404/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là đại diện của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội theo nhiệm kỳ của Đại hội. Thời gian đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội không quá 01 nhiệm kỳ và luân phiên theo vùng miền.
Chủ tịch Hội là đại diện của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội theo nhiệm kỳ của Đại hội.
Thời gian đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội không quá 01 nhiệm kỳ và luân phiên theo vùng miền.
Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do ai bổ nhiệm? Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ internet)
Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 404/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
....
2. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Thay mặt Ban Thường vụ ký Quyết định thành lập Văn phòng, các Ban chuyên môn, các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội;
e) Thay mặt Ban Thường vụ ký quyết định kết nạp, khai trừ hội viên, quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên, ký các hợp đồng về tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại Văn phòng Hội, văn phòng đại diện theo quy định của Bộ Luật Lao động và Điều lệ Hội;
g) Phân công công việc đối với các Phó Chủ tịch Hội trong từng lĩnh vực công việc của Hội;
h) Làm chủ tài khoản của Hội hoặc ủy quyền, phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Ban Chấp hành; chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu được Chủ tịch mới;
i) Trực tiếp chỉ đạo công việc của Tổng thư ký Hội;
k) Cử hội viên của Hội đi công tác, tham dự hội nghị, hội thảo, tham gia các chương trình điều tra khảo sát, nghiên cứu, giám định, tư vấn, phản biện, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ của Hội;
l) Khi Chủ tịch vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
Theo đó, Chủ tịch Hội có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội.
Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
- Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
- Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
- Thay mặt Ban Thường vụ ký Quyết định thành lập Văn phòng, các Ban chuyên môn, các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội;
- Thay mặt Ban Thường vụ ký quyết định kết nạp, khai trừ hội viên, quyết định khen thưởng, kỷ luật hội viên, ký các hợp đồng về tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại Văn phòng Hội, văn phòng đại diện theo quy định của Bộ Luật Lao động và Điều lệ Hội;
- Phân công công việc đối với các Phó Chủ tịch Hội trong từng lĩnh vực công việc của Hội;
- Làm chủ tài khoản của Hội hoặc ủy quyền, phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Ban Chấp hành;
+ Chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu được Chủ tịch mới;
- Trực tiếp chỉ đạo công việc của Tổng thư ký Hội;
- Cử hội viên của Hội đi công tác, tham dự hội nghị, hội thảo, tham gia các chương trình điều tra khảo sát, nghiên cứu, giám định, tư vấn, phản biện, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ của Hội;
- Khi Chủ tịch vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch giải quyết công việc như nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 404/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
....
3. Phó Chủ tịch Hội:
a) Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định;
b) Phó Chủ tịch Hội giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
c) Tùy theo nhu cầu công tác, một Phó Chủ tịch được ủy quyền, phân công thay mặt Chủ tịch Hội để điều hành công việc của Hội và chủ trì giải quyết công việc thường xuyên của Hội khi Chủ tịch vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội về những quyết định của mình.
Như vậy, tùy theo nhu cầu công tác, một Phó Chủ tịch được ủy quyền, phân công thay mặt Chủ tịch Hội để điều hành công việc của Hội.
Chủ trì giải quyết công việc thường xuyên của Hội khi Chủ tịch vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội về những quyết định của mình.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội Răng hàm mặt Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Lời dẫn văn nghệ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư? 05 Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư?
- Hướng dẫn 609 HD BTĐKT Hình thức biểu dương khen thưởng, gặp mặt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
- Được dùng chứng chỉ hành nghề để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp không? Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng?
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cuối năm? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?