Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất trong trường hợp nào?
Khi nào thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 87 Luật Đất đai 2024 như sau:
Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
...
2. Việc thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
...
đ) Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong thực hiện.
Việc tổ chức vận động, thuyết phục được tiến hành trong thời gian 15 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không phối hợp điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, nếu không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Theo đó, trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm sau 10 ngày kể từ khi kết thúc thời gian vận động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Nếu người có đất không chấp hành quyết định này, sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định.
Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được mở cửa vào khu đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai
...
2. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và tiến hành kiểm đếm theo quy định.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc tổ chức lực lượng, phương tiện cần thiết để mở cửa, cổng vào khu đất, thửa đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản. Việc kiểm đếm phải được lập thành văn bản.
...
Như vậy, Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được tổ chức lực lượng, phương tiện cần thiết để mở cửa, cổng vào khu đất, thửa đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc có quyền yêu cầu người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế nếu gây cản trở đến việc kiểm đếm; trường hợp không thực hiện thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được thực hiện các biện pháp để di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc gồm những thành phần nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai
1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban; đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
...
Theo đó, Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc bao gồm các thành phần sau đây:
(1) Trưởng ban kiểm đếm do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm nhiệm;
(2) Thành viên Ban kiểm đếm bao gồm:
- Đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng;
- Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi;
- Các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyết định kiểm đếm bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?