Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền quyết định trưng dụng tài sản? Văn bản Quyết định trưng dụng tài sản phải có nội dung về mục đích trưng dụng?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định trưng dụng tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản như sau:
Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
Cụ thể các tài sản thuộc đối tượng trưng dụng bao gồm:
- Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật không? (Hình từ internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được trưng dụng tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được thực hiện việc trưng dụng tài sản khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có nội dung về mục đích trưng dụng phải không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về nội dung của quyết định trưng dụng tài sản như sau:
Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản
đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
e) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Theo quy định trên thì văn bản quyết định trưng dụng tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có nội dung về mục đích trưng dụng tài sản. Ngoài nội dung về mục đích trưng dụng tài sản, văn bản quyết định trưng dụng tài sản phải có các nội dung chính sau:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
- Thời hạn trưng dụng tài sản
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
- Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?