Chùa có phải là tổ chức tôn giáo không? Nếu không phải thì chùa có tư cách pháp nhân hay không?
Chùa có phải là tổ chức tôn giáo không?
Chùa có phải là tổ chức tôn giáo không, thì theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Như vậy, theo quy định trên thì chùa là cơ sở tôn giáo không phải là tổ chức tôn giáo.
Chùa có phải là tổ chức tôn giáo không? Nếu không phải thì chùa có tư cách pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)
Chùa có tư cách pháp nhân hay không?
Chùa có tư cách pháp nhân hay không, thì theo quy định tại Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này...
Tại khoản 12 và khoản 13 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa như sau:
12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
Theo quy định trên thì chỉ tổ chức tôn giáo và tổ chức trực thuộc đáp ứng điều kiện theo quy định thì mới được xem là pháp nhân phi thương mại.
Chùa là một cơ sở tôn giáo không phải là tổ chức tôn giáo. Như vậy, thì chùa là cơ sở tôn giáo thì không có tư cách pháp nhân.
Chùa có thể có tư cách pháp nhân nếu đáp ứng các điều kiện được công nhận là tổ chức tôn giáo tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Ai có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo?
Ai có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo, thì theo quy định tại khoản 22 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
…
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Đồng thời tại Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
…
3. Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?