Chuẩn bị dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng báo cáo thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định như thế nào?
- Báo cáo thẩm định và hoàn thiện dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng được lập căn cứ vào đâu?
- Chuẩn bị dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng báo cáo thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định như thế nào?
- Dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng còn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì xử lý như thế nào?
Báo cáo thẩm định và hoàn thiện dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng được lập căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Xây dựng báo cáo thẩm định và tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư
1. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dự thảo thông tư, biên bản cuộc họp hội đồng tư vấn thẩm định (nếu có), Vụ Pháp chế hoàn thành báo cáo thẩm định thể hiện rõ ý kiến của Vụ Pháp chế về các nội dung quy định tại Điều 33 của Quy chế này.
...
Theo đó, trên cơ sở kết quả nghiên cứu dự thảo thông tư, biên bản cuộc họp hội đồng tư vấn thẩm định (nếu có), Vụ Pháp chế hoàn thành báo cáo thẩm định thể hiện rõ ý kiến của Vụ Pháp chế về các nội dung quy định tại Điều 33 Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 như sau:
Nội dung thẩm định dự thảo thông tư
Nội dung thẩm định dự thảo thông tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Ban hành văn bản QPPL.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 102 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Thẩm định dự thảo thông tư
...
3. Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư;
e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Chuẩn bị dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng báo cáo thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Xây dựng báo cáo thẩm định và tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư
...
2. Chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định:
a) Căn cứ vào nội dung thẩm định, ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định, trên cơ sở kết luận của người chủ trì cuộc họp tư vấn thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định.
b) Trong quá trình chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định, nếu có vấn đề vướng mắc thì lãnh đạo Vụ Pháp chế phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo soạn thảo thông tư (hoặc chủ trì cuộc họp tư vấn thẩm định).
c) Ý kiến của các đơn vị tham gia thẩm định (nếu có) và biên bản cuộc họp tư vấn thẩm định phải được đưa vào hồ sơ trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.
...
Theo đó, chuẩn bị dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng báo cáo thẩm định trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định:
- Căn cứ vào nội dung thẩm định, ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định, trên cơ sở kết luận của người chủ trì cuộc họp tư vấn thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định.
- Trong quá trình chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định, nếu có vấn đề vướng mắc thì lãnh đạo Vụ Pháp chế phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo soạn thảo thông tư (hoặc chủ trì cuộc họp tư vấn thẩm định).
- Ý kiến của các đơn vị tham gia thẩm định (nếu có) và biên bản cuộc họp tư vấn thẩm định phải được đưa vào hồ sơ trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.
Dự thảo thông tư của Bộ Xây dựng còn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 34 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Xây dựng báo cáo thẩm định và tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư
...
3. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, hoàn thiện dự thảo thông tư báo cáo Lãnh đạo Bộ; đồng thời gửi Vụ Pháp chế.
4. Trường hợp dự thảo còn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì Lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo soạn thảo thông tư chủ trì, tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế, đơn vị có liên quan để thảo luận, thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng.
Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp, đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng xem xét ký ban hành.
5. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng thì đơn vị chủ trì báo cáo Bộ trưởng chủ trì cuộc họp, thành phần tham gia gồm: Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo soạn thảo Thông tư, Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau, đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế các đơn vị có liên quan để thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.
Như vậy, đơn vị chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, hoàn thiện dự thảo thông tư báo cáo Lãnh đạo Bộ; đồng thời gửi Vụ Pháp chế.
Trường hợp dự thảo còn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì Lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo soạn thảo thông tư chủ trì, tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế, đơn vị có liên quan để thảo luận, thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng.
Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp, đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng xem xét ký ban hành.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?