Chuẩn mực kiểm toán là gì? Công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nào?
Chuẩn mực kiểm toán là gì?
Chuẩn mực kiểm toán được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
1. Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
3. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Theo quy định trên, chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
Chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Chuẩn mực kiểm toán (Hình từ Internet)
Công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nào?
Công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì tuân thủ chuẩn mực kiểm toán được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
1. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
3. Độc lập, trung thực, khách quan.
4. Bảo mật thông tin.
Theo quy định trên, đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
Ngoài ra, hoạt động kiểm toán độc lập còn tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam;
- Độc lập, trung thực, khách quan.
- Bảo mật thông tin.
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán có những nội dung gì?
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán có những nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
a) Đối tượng của cuộc kiểm toán;
b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
d) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
đ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
e) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
2. Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.
3. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
4. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Theo đó, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau:
- Đối tượng của cuộc kiểm toán;
- Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
- Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
- Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
- Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán độc lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?