Chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn nghiệp vụ?
- Chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn nghiệp vụ?
- Phải có thời gian công tác trong ngành Giao thông vận tải bao lâu mới đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ?
- Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn nghiệp vụ?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2014/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chức danh Ca trưởng như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Ca trưởng
1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các chuyên ngành: Giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, điện, điện tử, tự động hóa, luật;
b) Trình độ tin học: Đạt trình độ A trở lên;
c) Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ A trở lên một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các Trạm đặt tại các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia);
d) Hiểu biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra tải trọng xe, xử lý hành vi vi phạm, quy trình vận hành và bảo trì Trạm; sử dụng thành thạo các thiết bị tại Trạm theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước quy định.
...
Theo đó, chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các chuyên ngành: Giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, điện, điện tử, tự động hóa, luật;
- Trình độ tin học: Đạt trình độ A trở lên;
- Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ A trở lên một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các Trạm đặt tại các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia);
- Hiểu biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra tải trọng xe, xử lý hành vi vi phạm, quy trình vận hành và bảo trì Trạm; sử dụng thành thạo các thiết bị tại Trạm theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước quy định.
Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ (Hình từ Internet)
Phải có thời gian công tác trong ngành Giao thông vận tải bao lâu mới đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2014/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chức danh Ca trưởng như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Ca trưởng
...
2. Kinh nghiệm công tác: Có thời gian làm việc trong ngành Giao thông vận tải ít nhất 02 năm.
Theo đó, người đảm nhiệm chức danh Ca trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ phải có thời gian làm việc trong ngành Giao thông vận tải ít nhất 02 năm.
Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
b) Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
c) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
d) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
đ) Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
e) Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
- Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
- Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trạm kiểm tra tải trọng xe có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?