Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như thế nào?
Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam); tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam).
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Cục Đường bộ Việt Nam thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022.
Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Phòng Pháp chế - Thanh tra.
3. Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
4. Phòng Tài chính.
5. Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
6. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
7. Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
8. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
9. Khu Quản lý đường bộ I.
10. Khu Quản lý đường bộ II.
11. Khu Quản lý đường bộ III.
12. Khu Quản lý đường bộ IV.
13. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
14. Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 7 và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức quy định tại khoản 14 Điều này.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như sau:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra.
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
+ Phòng Tài chính.
+ Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
+ Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
+ Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
+ Khu Quản lý đường bộ I.
+ Khu Quản lý đường bộ II.
+ Khu Quản lý đường bộ III.
+ Khu Quản lý đường bộ IV.
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
+ Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Các tổ chức quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường bộ Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Đường bộ Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?