Chức năng của Tổng cục Chính trị là gì? Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quyết định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định về hệ thống tổ chức của cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
I- HỆ THỐNG TỔ CHỨC
1. Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp
- Toàn quân có Tổng cục Chính trị.
- Cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị.
- Cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị.
- Cấp trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị.
Thủ trưởng cơ quan chính trị là chủ nhiệm chính trị.
- Những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện tổ chức ban chính trị thì bố trí trợ lý chính trị.
- Ở các doanh nghiệp trong Quân đội, căn cứ vào quy mô tổ chức, lực lượng và tính chất, nhiệm vụ để tổ chức cơ quan chính trị phù hợp, tương ứng như tổ chức các cơ quan chức năng trong doanh nghiệp.
- Tổ chức cơ quan chính trị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Như vậy, cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp như sau:
- Toàn quân có Tổng cục Chính trị.
- Cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị.
- Cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị.
- Cấp trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị.
Chức năng của Tổng cục Chính trị là gì? (Hình từ Internet)
Chức năng của Tổng cục Chính trị là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 51-QĐ/TW năm 2021 như sau:
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ QUAN CHÍNH TRỊ CÁC CẤP
A- CHỨC NĂNG
1. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương.
- Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương, Tổng cục Chính trị nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị xác định kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Như vậy, Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương.
- Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương, Tổng cục Chính trị nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị xác định kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Chính trị được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Mục III Quyết định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Tổng cục Chính trị như sau:
III- NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
A-NHIỆM VỤ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ:
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương cửa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội cho các đối tượng trong toàn quân. Chỉ đạo và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng trong toàn quân và nội dung giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường Quân đội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, in, phát hành trong Quân đội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Quân ủy Trung ương và quy định của Bộ Quốc phòng. Phối hợp với cơ quan văn hóa thông tin ngoài Quân dội chỉ đạo, hướng dẫn sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật thuộc đề tài Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và chiến tranh cách mạng, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua quyết thắng trong toàn quân; chăm lo đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Đảng bộ Quân đội; đồng thời chỉ đạo cấp ủy, cơ quan chính trị các quân khu và Bộ đội Biên phòng phối hợp với cấp ủy địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng trong đảng bộ quân sự địa phương và trong đảng bộ bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội:
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện nguyên tắc, phương thức, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội; nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao.
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng đội ngũ đảng viên có chất lượng cao, tiên phong, gương mẫu về mọi mặt, gắn bó mật thiết với quần chúng; không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định của Trung ương về công tác quản lý đảng viên, công tác tài chính đảng và công tác khen thưởng trong Đảng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành đại hội đảng và nội dung sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp.
3. Quán triệt đường lối, quan điểm, nguyên tắc, chính sách của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ. Đề xuất với Quân ủy Trung ương về chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì; chấp hành nghiêm quy định của Trung ương về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ trong Quân đội vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trình độ kiến thức chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, hiểu biết thực tiễn và kiến thức kinh tế - văn hóa - xã hội, pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh; giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến Hòa Bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, xây dựng đơn vị trong sạch về chính trị, an toàn về mọi mặt.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác dân vận; tham gia thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua, cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân đội và địa phương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân; chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách đối với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, lực lượng cơ yếu, hậu phương quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quán triệt thực hiện các chính sách đó trong toàn quân. Quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn toàn quân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội phụ nữ và Hội đồng quân nhân ở cơ sở vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.
8. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, trọng tâm là: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, quản lý sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật, phòng; chống thiên tai, dịch bệnh, thảm hoạ, cứu hộ, cứu nạn, tham gia lực lượng gìn giữ Hòa Bình của Liên hợp quốc và công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
9. Phối hợp với các ban xây dựng Đảng, các đoàn thể của Trung ương, các cơ quan chức năng của Nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương và trong xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên ở các địa phương và ở các ban, bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị.
10. Phối hợp với các ngành có liên quan để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác điều tra, truy tố, xét xử trong Quân đội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm khách quan, chính xác, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
11. Chỉ đạo và tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Ban Cơ yếu Chính phủ. Nghiên cứu phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự, tham gia nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam; biên soạn các điều lệ, quy chế, quy định về công tác đảng, công tác chính trị, Lập kế hoạch phân bổ, phân cấp và kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, phương tiện vật tư công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân.
12. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng cơ quan chính trị các cấp vững mạnh toàn diện. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, cơ cấu tổ chức cơ quan chính trị; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ chính trị từ cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đến cơ sở, xây dựng cơ quan Tổng cục Chính trị vững mạnh toàn diện.
B- TỔ CHỨC BỘ MÁY
Ban Bí thư giao cho Quân ủy Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ: của Tổng cục Chính trị, kế hoạch tổ chức lực lượng quân đội và quy hoạch số lượng cán bộ quân đội để quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Chính trị. Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu quy định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cụ thể cơ quan chính trị, cán bộ chính trị ở từng cấp.
Như vậy, Tổng cục Chính trị có 12 nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Về tổ chức bộ máy của Tổng cục Chính trị quy định như sau:
Ban Bí thư giao cho Quân ủy Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ: của Tổng cục Chính trị, kế hoạch tổ chức lực lượng quân đội và quy hoạch số lượng cán bộ quân đội để quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Chính trị.
Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu quy định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cụ thể cơ quan chính trị, cán bộ chính trị ở từng cấp.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân đội nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?