Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được cấp trong trường hợp nào? Học chuyên ngành liên quan đến thông gió - cấp thoát nhiệt thì có được lấy chứng chỉ thiết kế xây dựng không?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được cấp trong trường hợp nào?
- Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là gì?
- Học chuyên ngành liên quan đến thông gió - cấp thoát nhiệt thì có được lấy chứng chỉ thiết kế xây dựng không?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được quy định ra sao?
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được cấp trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề;
- Gia hạn chứng chỉ hành nghề;
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ;
- Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
- Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Học chuyên ngành liên quan đến thông gió - cấp thoát nhiệt thì có được lấy chứng chỉ thiết kế xây dựng không?
Theo khoản 3 Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng như sau:
"Điều 67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
[...] 3. Thiết kế xây dựng:
a) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
b) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt; [...]"
Như vậy, theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị định này, anh/chị đã học xong chuyên ngành liên quan đến thông gió - cấp thoát nhiệt thì đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn khi xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. Tuy nhiên, anh/chị cũng cần tham khảo thêm các quy định pháp luật về các trường hợp, điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của mình.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng như sau:
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
- Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề,
- Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Tải về mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất 2023: Tại Đây
Nguyễn Minh Châu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?