Chứng khoán phái sinh là gì? Thực hiện việc niêm yết chứng khoán phái sinh như thế nào? Việc đầu tư vào chứng khoán phái sinh được thực hiện ra sao?
Chứng khoán phái sinh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:
- Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;
- Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
Để chứng khoán phái sinh được giao dịch trên thị trường thì phải có điều kiện gì?
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện của chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
- Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
- Trường hợp chứng khoán phái sinh là hợp đồng quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
Quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh như thế nào?
Việc niêm yết chứng khoán phái sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Việc niêm yết chứng khoán phái sinh phải tuân thủ các điều kiện để chứng khoán phái sinh được phép giao dịch trên thị trường theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
- Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định các nội dung của chứng khoán phái sinh;
- Thực hiện việc niêm yết và tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Có được phép hủy niêm yết chứng khoán phái sinh hay không?
Khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh như sau:
- Chứng khoán phái sinh đáo hạn;
- Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở;
- Các trường hợp khác mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Lưu ý: Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh khi tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Giới hạn nào cho việc đầu tư vào chứng khoán phái sinh?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do vi phạm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các trường hợp đầu tư có điều kiện sau:
- Công ty chứng khoán chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;
- Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho danh mục chứng khoán đang nắm giữ đối với nguồn vốn ủy thác từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư; công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đối với nguồn vốn của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Như vậy, để đầu tư vào chứng khoán phái sinh thì bạn cần phải lưu ý doanh nghiệp của mình đảm bảo những điều kiện để có thể thực hiện việc đầu tư này.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?