Chứng thực chữ ký cho giấy uỷ quyền và công chứng hợp đồng uỷ quyền được quy định như thế nào?
Chứng thực chữ ký cho giấy uỷ quyền sẽ được thực hiện như thế nào?
Hiện tại có hai thủ tục công chứng, chứng thực văn bản uỷ quyền bao gồm:
- Chứng thực chữ ký cho giấy uỷ quyền.
- Công chứng hợp đồng uỷ quyền.
* Trường hợp 1: Chứng thực chữ ký cho giấy uỷ quyền. Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
"4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản."
Do đó, nếu giấy uỷ quyền theo quy định tại khoản này thì thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.
Công chứng, chứng thực chữ ký trên văn bản ủy quyền
Tải trọn bộ các văn bản về chứng thực chữ ký, công chứng hợp đồng uỷ quyền hiện hành: Tải về
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
"Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai."
Theo đó, chỉ cần người yêu cầu chứng thực ký trước mặt công chức có thẩm quyền là được, không có quy định bắt buộc phải có hai người ký.
Công chứng hợp đồng uỷ quyền bao gồm những bước nào?
* Trường hợp 2: Công chứng hợp đồng uỷ quyền. Trường hợp này không thuộc phạm vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014, về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn:
- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, trong hợp đồng uỷ quyền có hai bên là người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Do đó, cả hai người này đều phải ký vào giấy uỷ quyền trước cơ quan công chứng.
Trong trường hợp hai bên không thể đến cùng một tổ chức công chứng thì thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014:
"Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền bao gồm các giấy tờ gì?
Theo khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
(2) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
(3) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
(4) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
(5) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?