Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị pháp lý bằng hay thấp hơn so với chứng từ gốc?
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC, chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử bao gồm:
"1. Chứng từ điện tử gồm:
a) Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
b) Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN.
c) Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử."
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị pháp lý bằng hay thấp hơn so với chứng từ gốc?
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị pháp lý bằng hay thấp hơn so với chứng từ gốc?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC có quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử cụ thể như sau:
"2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật giao dịch điện tử. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp tại khoản 2 Điều này như sau:
- Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khỏi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
- Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.
Chứng từ điện tử cần sửa đổi trong trường hợp đã được phê duyệt có gì khác với khi chưa được phê duyệt hay không?
Việc sửa đổi chứng từ điện tử được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC cụ thể như sau:
"4. Sửa đổi chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử được sửa đổi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 8 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, việc sửa đổi chứng từ điện tử được quy định cụ thể như sau:
"Điều 8. Sửa đổi chứng từ điện tử
1. Việc sửa đổi chứng từ điện tử khi chưa được phê duyệt chính thức hoặc chưa được truyền đi để thực hiện giao dịch điện tử thực hiện theo quy trình quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ hoặc chủ quản hệ thống thông tin.
2. Việc sửa đổi chứng từ điện tử sau khi đã được phê duyệt chính thức hoặc sau khi đã được truyền đi để thực hiện giao dịch điện tử cần được thực hiện lại từ khâu khởi tạo và bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Hệ thống thông tin phải ghi nhận người thực hiện, thời điểm thực hiện, các thông tin khác liên quan đến việc sửa đổi chứng từ điện tử."
Như vậy, việc sửa đổi chứng từ điện tử được chia làm hai trường hợp cụ thể như sau:
- Khi chưa được phê duyệt chính thức hoặc chưa được truyền đi để thực hiện giao dịch điện tử: thực hiện theo quy trình quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ hoặc chủ quản hệ thống thông tin.
- Khi đã được phê duyệt chính thức hoặc sau khi đã được truyền đi để thực hiện giao dịch điện tử: cần được thực hiện lại từ khâu khởi tạo và bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định có sự khác nhau giữa hai trường hợp nói trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?