Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được thực hiện theo các tiêu chí nào theo quy định hiện nay?
- Các tiêu chí để thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là gì? Trong đó gồm có những Chương trình nào?
- Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình do ai chủ trì và thực hiện những công việc gì?
- Ai chủ trì Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam? Nội dung các Chương trình gồm những gì?
Các tiêu chí để thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là gì? Trong đó gồm có những Chương trình nào?
Theo Điều 16 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu như sau:
Nguyên tắc, quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu
1. Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là các hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù thực hiện theo các tiêu chí:
a) Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp và ngành hàng, thúc đẩy phát triển ngoại thương;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
c) Được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài;
d) Trong khuôn khổ các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Kinh phí thực hiện các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện các Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.
4. Biểu trưng và các hình thức thể hiện khác của biểu trưng trong khuôn khổ các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được bảo vệ theo luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
- Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp và ngành hàng, thúc đẩy phát triển ngoại thương;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
- Được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài;
- Trong khuôn khổ các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Và theo Điều 17 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có nêu 03 Chương trình trong Chương trình cấp quốc gia về xây dựng phát triển thương hiệu đó là:
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam.
3. Các Chương trình khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Xây dựng và phát triển thương hiệu (hình từ Internet)
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình do ai chủ trì và thực hiện những công việc gì?
Tại Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định:
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
2. Nội dung bao gồm:
a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;
b) Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;
đ) Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;
e) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
đ) Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
e) Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
g) Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
a) Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
b) Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
c) Đóng góp các chi phí (nếu có).
5. Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
6. Bộ Công Thương quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Như vậy, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
Bộ Công Thương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình.
Ai chủ trì Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam? Nội dung các Chương trình gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định về Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam, cụ thể như sau:
- Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thực hiện nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu ở cấp quốc gia cho các ngành hàng phù hợp với chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng từng thời kỳ, định hướng và Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
- Nội dung các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam bao gồm:
+ Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu ngành hàng theo từng thời kỳ; xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng thương hiệu ngành hàng;
+ Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các hiệp hội và doanh nghiệp thành viên trong việc xây dựng, quản trị và bảo vệ thương hiệu ngành hàng;
+ Truyền thông, quảng bá thương hiệu ngành hàng ở trong nước và nước ngoài;
+ Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của các Chương trình.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?