Chuyến bay VFR là gì? Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc nào đến lúc nào?

Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác như thế nào? Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc nào đến lúc nào? Đây là câu hỏi của anh A.H đến từ Tiền Giang.

Chuyến bay VFR là gì?

Theo khoản 69 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT thì VFR (Visual flight rules): Quy tắc bay bằng mắt.

Chuyến bay VFR được giải thích tại khoản 17 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Chuyến bay VFR là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay VFR.

Như vậy, Chuyến bay VFR là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng mắt.

chuyến bay vfr

Chuyến bay VFR (Hình từ Internet)

Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác như thế nào?

Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Dịch vụ điều hành bay
1. Dịch vụ điều hành bay được cung cấp cho:
a) Chuyến bay IFR trong vùng trời không lưu loại A, B, C, D và E;
b) Chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại B, C và D;
c) Chuyến bay VFR đặc biệt;
d) Hoạt động bay tại sân bay.
2. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ, cơ sở điều hành bay phải:
a) Được cung cấp tin tức về kế hoạch hoạt động của từng tàu bay hoặc những thay đổi về tin tức đó, tin tức hiện thời về quá trình thực hiện mỗi chuyến bay;
b) Dựa vào những tin tức nhận được, xác định vị trí tương đối giữa các tàu bay với nhau;
c) Cấp huấn lệnh, tin tức để ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay thuộc quyền kiểm soát của mình và điều hòa hoạt động bay;
d) Hiệp đồng với cơ sở điều hành bay khác để cấp huấn lệnh khi một tàu bay có thể va chạm với tàu bay khác đang chịu sự kiểm soát của cơ sở đó hoặc trước khi chuyển giao kiểm soát tàu bay cho cơ sở đó.
3. Tin tức về hoạt động của tàu bay và việc ghi lại các huấn lệnh đã cấp cho tàu bay phải được hiển thị rõ ràng nhằm cho phép đánh giá kịp thời hoạt động bay đảm bảo phân cách thích hợp giữa các tàu bay và duy trì tốt luồng không lưu.
4. Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa:
a) Các chuyến bay trong vùng trời không lưu loại A và B;
b) Các chuyến bay IFR với nhau trong vùng trời không lưu loại C, D và E;
c) Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại C;
d) Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR đặc biệt;
đ) Các chuyến bay VFR đặc biệt.
5. Trong trường hợp tổ lái yêu cầu hoặc Cục Hàng không Việt Nam có quy định khác cho Điểm b Khoản 4 Điều này đối với vùng trời không lưu loại D và E, cơ sở điều hành bay có thể cấp một huấn lệnh không đảm bảo phân cách trên một đoạn bay cụ thể của chuyến bay thực hiện trong điều kiện khí tượng bay VFR.

Theo đó, cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác như sau:

- Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại C;

- Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR đặc biệt;

- Các chuyến bay VFR đặc biệt.

Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc nào đến lúc nào?

Theo Mục 2 Phần II Phụ lục I Quy tắc bay tổng quan VFR ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

(1) Chuyến bay VFR

Chuyến bay VFR chỉ được thực hiện trong điều kiện tầm nhìn ngang và khoảng cách từ tàu bay đến mây bằng hoặc lớn hơn các trị số quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Không áp dụng quy định này đối với chuyến bay VFR hoạt động trong vùng trời kiểm soát đã được cơ sở ATS liên quan cho phép.

(2) Thời gian hoạt động

Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; trong khoảng thời gian khác, chuyến bay VFR chỉ được thực hiện khi được Cục Hàng không Việt Nam cho phép.

(3) Điều kiện cất cánh, hạ cánh hoặc bay vào khu vực hoạt động tại sân bay

Trừ trường hợp được phép của cơ sở ATS, tổ lái thực hiện chuyến bay VFR không được cất cánh, hạ cánh tại một sân bay nằm trong khu vực kiểm soát, bay vào khu hoạt động bay tại sân bay hoặc vòng lượn tại sân bay khi trần mây thấp hơn 450 m (1500 ft) hoặc tầm nhìn mặt đất nhỏ hơn 5 km.

(4) Các trường hợp không được phép hoạt động bay VFR

Trừ trường hợp được phép của Cục Hàng không Việt Nam, tổ lái thực hiện chuyến bay VFR không được hoạt động:

a) Cao hơn mực bay 200 (FL200);

b) Với tốc độ xấp xỉ âm thanh trở lên;

c) Cách bờ biển trên 180 km trong vùng trời kiểm soát.

(5) Các khu vực không được phép thực hiện chuyến bay VFR

Trừ trường hợp cần thiết để cất cánh, hạ cánh hoặc khi được phép của cấp có thẩm quyền, tổ lái không được thực hiện chuyến bay VFR:

a) Trên các khu vực đông dân của thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các cuộc tụ họp đông dân ngoài trời ở độ cao thấp hơn 300 m (1000 ft) trên chướng ngại vật cao nhất trong khu vực bán kính 600 m có tâm là vị trí ước tính của tàu bay;

b) Ngoài các vùng đông dân nêu tại Điểm a ngay trên đây, ở độ cao thấp hơn 150 m (500 ft) cách mặt đất hoặc mặt nước.

(6) Độ cao bay VFR

Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR khi bay bằng ở độ cao lớn hơn 900 m (3000 ft) cách mặt đất hoặc mặt nước hoặc ở độ cao phải bay ở những mực bay dành cho chuyến bay VFR được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trừ khi được Cục Hàng không Việt Nam cho phép hoặc được nêu trong huấn lệnh kiểm soát không lưu.

(7) Điều kiện hoạt động bay VFR khi được cung cấp dịch vụ không lưu

Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR phải tuân theo các quy định tại các Mục 13, 14, 15, 16, 17 Phần I của Phụ lục này khi:

a) Hoạt động trong vùng trời không lưu loại B, C và D;

b) Là một phần của hoạt động bay tại sân bay có kiểm soát;

c) Hoạt động theo chế độ bay VFR đặc biệt.

(8) Quy định về liên lạc

Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR bay vào, bay trong các khu vực hoặc bay dọc theo các đường bay được Cục Hàng không Việt Nam quy định khi bay qua đó phải nộp kế hoạch bay không lưu để hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc chuyến bay bay qua biên giới quốc gia phải canh nghe liên tục trên tần số vô tuyến thích hợp và báo cáo vị trí cho cơ sở ATS liên quan.

(9) Đổi từ bay VFR sang bay IFR

Tổ lái đang thực hiện chuyến bay VFR muốn đổi sang bay IFR phải thông báo các thay đổi kế hoạch bay không lưu hiện hành nếu đã nộp kế hoạch bay hoặc phải nộp kế hoạch bay không lưu cho cơ sở ATS thích hợp và nhận huấn lệnh trước khi thực hiện chuyến bay IFR trong vùng trời kiểm soát khi phải tuân theo quy định tại Mục 8.2 Phần I của Phụ lục này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng không dân dụng

Nguyễn Nhật Vy

Hàng không dân dụng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng không dân dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng không dân dụng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đi máy bay trong nước có cần hộ chiếu không? Đi máy bay trong nước cần giấy tờ nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Trong hoạt động hàng không dân dụng có những hành vi nào bị cấm? Những trường hợp nào được khám xét tàu bay?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định thế nào? Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Quyết định 162/QĐ-BGTVT 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng không ra sao?
Pháp luật
Hành khách mang bật lửa lên máy bay có vi phạm pháp luật không? Hút thuốc lá trên máy bay có thể bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của người khai thác máy bay để kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn là gì? Hồ sơ công tác bảo vệ môi trường do người khai thác máy bay lập gồm gì?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung mới nhất 2024 theo Nghị định 15/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Theo dõi tình hình thực thi pháp luật năm 2024 trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung 2024? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung gồm những gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào