Chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Trường hợp vi phạm như trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt?
Chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp như sau:
- Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, trường hợp bạn chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Chuyển đất rừng đặc dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
(2) Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
"4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này."
Như vậy, đối với hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Trường hợp vi phạm như trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (đã bị sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) ghi nhận hướng dẫn như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Trong đó, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, đối với hành vi tại khoản 1 điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm bao gồm cả chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất chuyển mục đích trái phép có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?