Chuyển nhượng vốn nhưng không thành lập doanh nghiệp mới thì có cần phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Chuyển nhượng vốn nhưng không thành lập doanh nghiệp mới thì có cần phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ tại điểm d Khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
...
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc chuyển nhượng vốn nhưng không thành lập doanh nghiệp vẫn được xem là dịch vụ tài chính không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó cá nhân, tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Chuyển nhượng vốn nhưng không thành lập doanh nghiệp mới thì có cần phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Thủ tục chuyển nhượng phần vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Như vậy, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo tỷ lệ tương ứng cho các thành viên khác trong công ty.
Nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì cá nhân được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên công ty.
Sau khi chuyển nhượng thì thành viên chuyển nhượng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua lại phần vốn góp này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Khi tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp thì các bên tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.
Chuyển nhượng phần vốn góp có được dùng tiền mặt không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:
Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt trong chuyển góp vốn vay, mua bán, chuyển nhượng vốn góp giữa các doanh nghiệp.
Trường hợp giao dịch chuyển nhượng vốn vào doanh nghiệp khác do cá nhân thực hiện thì không bắt buộc phải chuyển khoản.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?