Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
- Yêu cầu kinh nghiệm đối với Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
- Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Yêu cầu kinh nghiệm đối với Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sau:
5.1- Yêu cầu về trình độ
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
● Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
● Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Theo đó, Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Cũng theo quy định này, trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào? (hình từ internet)
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sau:
- Chủ trì, tham gia xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng và duy trì hoạt động của Trang thông tin về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định.
- Chủ trì, tham gia việc đề xuất kiến nghị thanh tra việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tham gia việc thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, tham gia xây dựng Báo cáo chung về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi toàn quốc; tham gia xây dựng Báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
- Chủ trì, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp hàng năm.
- Chủ trì, tham gia thẩm định; chủ trì, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác.
- Chủ trì, tham gia việc thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền.
- Chủ trì, tham gia huy động cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
Hoặc đối với cấp tỉnh:
- Chủ trì, tham gia xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp; khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
- Kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.
- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Chủ trì, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương.
- Chủ trì, tham gia theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ trì, tham gia huy động cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn đối với vị trí này như sau:
(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và Trang thông tin về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được phê duyệt và vận hành đúng quy định.
(2) Có đề xuất kịp thời, đúng quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Báo cáo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
(4) Kế hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành và được triển khai đúng quy định.
(5) Báo cáo thẩm định, văn bản góp ý được ban hành.
(6) Văn bản xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt/ban hành.
(7) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động theo quy định.
Hoặc đối với cấp tỉnh:
(1) Cơ sở dữ liệu được vận hành đúng quy định.
(2) Kiến nghị, đề xuất được ghi nhận và nghiên cứu xử lý.
(3) Có văn bản, báo cáo, đánh giá và có đề xuất kịp thời, đúng quy định được phê duyệt.
(4) Có báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(5) Có văn bản kết quả xử lý theo dõi thi hành pháp luật
(6) Kế hoạch được ban hành đúng quy định và tổ chức có hiệu quả.
(7) Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện.
(8) Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động theo quy định.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?
- TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?