CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?

CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế? Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước viên 1980 có bắt buộc lập thành văn bản không? Câu hỏi của anh X (Hà Nội)

CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?

CISG là viết tắt của Convention on Contracts for the International Sale of Goods được biết đến là Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL).

Công ước này được tạo ra nhằm mục đích hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế đối với mọi Quốc gia, đồng thời thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 74 Quốc gia là thành viên. Trong số 74 thành viên đó, có sự góp mặt của nhiều Quốc gia phát triển và đang phát triển trên Thế giới.

Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) gồm 101 điều và được chia làm 4 mục với các nội dung chính như sau:

Mục 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)

Mục 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)

Mục 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – 88)

Mục này được chia thành 5 chương với những nội dung cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Nghĩa vụ của người bán

Chương III: Nghĩa vụ của người mua

Chương IV: Chuyển rủi ro

Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua

Mục 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – 101)

CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế? (hình từ internet)

CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế? (hình từ internet)

Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế được áp dụng khi nào?

Tại Ðiều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định như sau:

Ðiều 1:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, tính chất dân sự hay thương mại của các bên hoặc của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Theo đó, Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho:

(1) Các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:

- Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

(2) Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

Lưu ý 1: Quốc tịch của các bên, tính chất dân sự hay thương mại của các bên hoặc của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Lưu ý 2: Tại Ðiều 2 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) có quy định Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế không áp dụng vào việc mua bán hàng hóa sau:

Ðiều 2:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.

Như vậy có thể hiểu, Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế không áp dụng vào việc mua bán các loại hàng hóa sau:

- Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

- Bán đấu giá.

- Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

- Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

- Ðiện năng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước viên 1980 có bắt buộc lập thành văn bản không?

Tại Ðiều 11 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:

Ðiều 11:
Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước Viên 1980 không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán hàng hóa quốc tế

Phạm Thị Xuân Hương

Mua bán hàng hóa quốc tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán hàng hóa quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán hàng hóa quốc tế
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này?
Pháp luật
CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có áp dụng đối với các hợp đồng giữa các quốc gia thành viên trước ngày nó có hiệu lực không?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên kể từ khi nào?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua có bắt buộc phải từ chối việc giao hàng đó không?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì bên còn lại có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó không?
Pháp luật
Giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chậm trễ trong thời hạn như thế nào thì được coi là không vi phạm hợp đồng?
Pháp luật
Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Một bên trong mua bán hàng hóa quốc tế không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ cũng không thực hiện được thì họ có được miễn trách nhiệm không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào