Có bao nhiêu biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ?
- Có bao nhiêu biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ?
- Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều kiện gì?
- Khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước thì xử lý ra sao?
Có bao nhiêu biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ?
Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Biện pháp tự vệ
1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Áp dụng thuế tự vệ;
b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
d) Cấp giấy phép nhập khẩu;
đ) Các biện pháp tự vệ khác.
Theo đó, trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam có các biện pháp tự vệ sau:
- Áp dụng thuế tự vệ;
- Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
- Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
- Cấp giấy phép nhập khẩu;
- Các biện pháp tự vệ khác.
Cũng theo quy định này thì biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi những thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa gia tăng bất thường gây ra.
Có bao nhiêu biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? Mục đích của việc áp dụng biện pháp tự vệ? (hình từ internet)
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo quy định này, các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều kiện sau:
(1) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
(2) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
(3) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại mục (1) nêu trên là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước thì xử lý ra sao?
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 93 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
2. Hồ sơ cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước thì Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
Về nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại Điều 94 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể gồm các nội dung sau:
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp tự vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?