Có bao nhiêu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật hiện nay? Công tác quản lý luồng hàng hải do cơ quan, đơn vị nào thực hiện?
Hiện nay có bao nhiêu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về luồng hàng hải như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Khu tránh bão là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh trú bão và thiên tai khác.
16. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu.
17. Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
18. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.
19. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
20. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
...
Theo đó, luồng hàng hải hiện nay bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
Hiện nay có bao nhiêu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật? Công tác quản lý luồng hàng hải do cơ quan, đơn vị nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý luồng hàng hải do cơ quan, đơn vị nào thực hiện?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc quản lý luồng hàng hải như sau:
Nguyên tắc quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Luồng hàng hải công cộng do doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành.
3. Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Đơn vị quản lý vận hành luồng hàng hải định kỳ tổ chức khảo sát để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
...
Như đã nêu thì luồng hàng hải hiện nay bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
Cho nên việc quản lý luồng hàng hải được thực hiện như sau:
(1) Luồng hàng hải công cộng do doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành.
(2) Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành.
Trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.
Đơn vị quản lý vận hành luồng hàng hải định kỳ tổ chức khảo sát để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
Trình tự thủ tục đề nghị đưa luồng hàng hải vào sử dụng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 58/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 69/2022/NĐ-CP) sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp luồng hàng hải, chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý dự án gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam. :
Hồ sơ đề nghị đưa luồng hàng hải vào sử dụng bao gồm
(1) Văn bản đề nghị đưa luồng hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP
(2) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án;
(3) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính quy trình hướng dẫn khai thác luồng hàng hải bao gồm: Chuẩn tắc luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải, thông số tàu thiết kế và các điều kiện khai thác cụ thể khác;
(4) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải; thông báo hàng hải về hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát rà quét chướng ngại vật mặt đáy luồng hàng hải và vùng nước liên quan.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản này, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố đưa tuyến luồng vào sử dụng theo quy định; trường hợp không đồng ý, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luồng hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?