Có bắt buộc cán bộ, công chức tham gia chống dịch hay không? Cán bộ, công chức là người đứng đầu thì có cần thiết phải đi chống dịch?
Có bắt buộc cán bộ, công chức tham gia chống dịch hay không?
Căn cứ Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ như sau:
"1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên thì việc chấp hành chỉ đạo, phân công của cấp trên là nghĩa vụ của cán bộ, công chức và người làm công tác trong cơ quan nhà nước nói chung, không có gì sai luật cả.
Cán bộ phòng chống dịch
Cán bộ, công chức là người đứng đầu thì có cần thiết phải đi chống dịch?
Căn cứ Điều 10 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu như sau:
"Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên thì người cán bộ, công chức đứng đầu có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ được giao, cho nên trong công cuộc phòng chống dịch thì trách nhiệm của người đứng đầu là điều tiên quyết và rất cần thiết. Cho nên người đứng đầu phải là nồng cốt tiên phong trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
Trong điều kiện dịch bệnh nguy hiểm thì cán bộ, công chức có được bảo vệ gì hay không?
Căn cứ Điều 11 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền lợi của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ như sau:
"1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ."
Như vậy, theo quy định trên trong nhiệm vụ phòng chống dịch là nguy hiểm, cho nên cán bộ, công chức được đảm bảo về cung cấp trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ cũng như bảo vệ người cán bộ, công chức.
Cán bộ trong công cuộc phòng chống có được nghỉ ngơi không?
Căn cứ Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau:
"Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ."
Theo quy định trên thì người cán bộ, công chức được nghỉ lễ hằng năm và các chế độ khác về lương. Tuy nhiên trong tình hình chống dịch phức tạp của đất nước, trong trường hợp đặc biệt như vậy thì việc ngày nghỉ lễ tết không còn là quyền lợi mà sẽ biến thành " cái tâm" của người cán bộ, công chức phải hoàn thành nhiệm vụ cao cả của đất nước để xứng đáng là người cán bộ, công chức đúng nghĩa.
Tuy nhiên, nhà nước vẫn có những sự ưu tiên cao nhất cho cán bộ và công chức trong công cuộc phòng chống dịch.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?