Có bắt buộc Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản cố định phải là Tổng giám đốc mới được làm không?
- Có bắt buộc Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản cố định phải là Tổng giám đốc mới được làm không?
- Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý sử dụng tài sản cố định như thế nào?
Có bắt buộc Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản cố định phải là Tổng giám đốc mới được làm không?
Có bắt buộc Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản cố định phải là Tổng giám đốc mới được làm không, thì căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP quy định:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần). Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
...
Trước hết quy định trên, hiện nay chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bên anh chỉ 80% nên không áp dụng).
Đồng thời, trong quy định cũng chỉ đề cập thành phần Hội đồng thanh lý có bao gồm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chứ không bắt buộc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản.
Việc lựa chọn ai sẽ nắm vị trí Chủ tịch Hội đồng thanh lý sẽ do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định. Tóm lại trường hợp của công ty anh không bắt buộc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là Chủ tịch Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Tài sản cố định (Hình từ Internet)
Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo Điều 23 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
- Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định do doanh nghiệp thực hiện, quá trình đầu tư xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Đối với việc đầu tư, mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại (xe ô tô) phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc ngành kinh doanh có quy định riêng về đầu tư, xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định theo chuyên ngành, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý sử dụng tài sản cố định như thế nào?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý sử dụng tài sản cố định được quy định tại Điều 25 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau
(1) doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện quản lý, sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm xây dựng, ban hành, thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản cố định, quy chế quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp ban hành phải quy định rõ việc phối hợp giữa các bộ phận và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
(2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản cố định theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản cố định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?