Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là 'số một' hay không?

Doanh nghiệp có được dùng từ "số một" khi quảng cáo sản phẩm hay không? Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là "số một" không? Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm là "số một" không có tài liệu hợp pháp chứng minh bị phạt bao nhiêu?

Doanh nghiệp có được dùng từ "số một" khi quảng cáo sản phẩm hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 như sau:

Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
...

Như vậy, doanh nghiệp không được quảng cáo sử dụng các từ ngữ “số một” hoặc “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự nếu không có tài liệu chứng minh hợp pháp.

Cho nên, để quảng cáo được sử dụng từ “số một” thì doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh hợp cháp theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là "số một" không?

Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có hướng dẫn về tài liệu chứng minh sản phẩm "số một" như sau:

Tài liệu hợp pháp
1. Tài liệu hợp pháp quy định tại Khoản 11 Điều 8 của Luật Quảng cáo bao gồm:
a) Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;
b) Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.
2. Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp chứng minh từ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 (một) năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường.
3. Trên sản phẩm quảng cáo phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên tài liệu hợp pháp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, để quảng cáo sản phẩm có từ ngữ "số một" thì doanh nghiệp cần các tài liệu chứng minh sau để thực hiện nội dung quảng cáo theo quy định của pháp luật:

(1) Kết quả khảo sát thị trường của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;

(2) Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “số một” hoặc “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

Đồng thời, trên sản phẩm quảng cáo phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác tên tài liệu hợp pháp.

Lưu ý:

Thời gian sử dụng tài liệu chứng minh hợp pháp từ "số một" hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trên các sản phẩm quảng cáo là 01 (một) năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường.

Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là 'số một' không?

Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là "số một" không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm là "số một" không có tài liệu chứng minh hợp pháp bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:

Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này.

Theo đó, mức xử phạt trên là mức xử phạt hành chính đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, việc doanh nghiệp quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu chứng minh hợp pháp theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.

Ngoài ra, trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng thì tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo sản phẩm

Trịnh Lê Vy

Quảng cáo sản phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quảng cáo sản phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo sản phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam quảng cáo sản phẩm có phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không?
Pháp luật
Mẫu Email booking KOL phổ biến hiện nay? Cách viết email booking KOL? Quảng cáo không đúng về xuất xứ sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tiêu chuẩn điều kiện quảng cáo sản phẩm là gì? Doanh nghiệp nước ngoài có được thuê công ty Việt Nam quảng cáo sản phẩm hay không?
Pháp luật
Nghệ sĩ quảng cáo gian dối về sản phẩm giảm cân bị phạt tối đa bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi có bị vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có bắt buộc doanh nghiệp phải có tài liệu chứng minh khi quảng cáo sản phẩm là 'số một' hay không?
Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm sữa với nội dung có thể thay thế sữa mẹ có được không? Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi quảng cáo sản phẩm thì doanh nghiệp có được sử dụng từ duy nhất để nói về sản phẩm hay không?
Pháp luật
Hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng với chất lượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Có được quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục không? Nếu không thì bị phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào