Có bị khai trừ khỏi Đảng đối với Đảng viên kết hôn với người nước ngoài khi không đủ điều kiện kết hôn không?
Khai trừ khỏi Đảng là một hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức đúng không?
Theo Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về các hình thức kỷ luật Đảng như sau:
Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khai trừ khỏi Đảng là một hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức.
Có bị khai trừ khỏi Đảng đối với Đảng viên kết hôn người nước ngoài khi không đủ điều kiện kết hôn không? (Hình từ Internet)
Đảng viên kết hôn với người nước ngoài khi không đủ điều kiện kết hôn có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Cụ thể, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định để việc kết hôn được hợp pháp, nam nữ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, cụ thể:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài như sau:
Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
...
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
c) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn thực hiện.
d) Che giấu việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
đ) Làm hồ sơ để kết hôn với người nước ngoài, làm thủ tục để sinh sống, định cư hoặc nhập quốc tịch ở nước ngoài trái pháp luật.
Như vậy, pháp luật không cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, khi Đảng viên muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, trường hợp Đảng viên kết hôn với người nước ngoài khi không đủ điều kiện được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên bị khai trừ khỏi đảng được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 thì thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định dưới đây thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
(1) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
(2) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Như vậy, theo quy định thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên bị khai trừ khỏi đảng.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai trừ khỏi Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?