Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Công Thương được quy định thế nào? Thanh tra Sở Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Công Thương được quy định thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 127/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chánh Thanh tra tỉnh).
Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở.
3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Theo quy định trên, Thanh tra Sở Công Thương là cơ quan của Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở Công Thương tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Công Thương gồm Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Thanh tra Sở Công Thương (Hình từ Internet)
Thanh tra Sở Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 127/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
4. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành thành lập.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Sở Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Công Thương được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 127/2015/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 54/2020/NĐ-CP quy định về quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Công Thương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Giám đốc Sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Công Thương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra Sở Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?