Cỡ chữ nội dung trong quyết định của Chủ tịch nước là bao nhiêu? Có được sử dụng từ ngữ nước ngoài trong quyết định không?
Cỡ chữ nội dung trong quyết định của Chủ tịch nước là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 có quy định về trình bày nội dung văn bản như sau:
Trình bày nội dung văn bản
1. Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cen-ti-mét (cm) đến 1,27 cen-ti-mét (cm); khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 point (pt); khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15 point (pt) trở lên.
2. Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:
a) Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, trên một dòng riêng, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản. Số thứ tự của phần, chương dùng số La Mã. Tiêu đề của phần, chương được trình bày phía dưới, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản;
b) Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, trên một dòng riêng, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản. Số thứ tự của mục, tiểu mục dùng số Ả Rập. Tiêu đề của mục, tiểu mục được trình bày phía dưới, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản;
c) Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đúng, đậm, cách lề trái 1 cen-ti-mét (cm) đến 1,27 cen- ti-mét (cm). Số thứ tự của điều dùng số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.);
d) Số thứ tự các khoản trong mỗi điều dùng số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.), cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng. Trường hợp khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, trên một dòng riêng;
đ) Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng.
Như vậy, theo quy định trên thì cỡ chữ nội dung trong quyết định của Chủ tịch nước là 14.
Cỡ chữ nội dung trong quyết định của Chủ tịch nước là bao nhiêu? Có được sử dụng từ ngữ nước ngoài trong quyết định không? (Hình từ Internet)
Việc trình bày bố cục quyết định của Chủ tịch nước phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 thì việc trình bày bố cục quyết định của Chủ tịch nước phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản; nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
- Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản hoặc trong phần của văn bản; các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
- Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong chương của văn bản; việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô- gích với nhau;
- Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong mục của văn bản; việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;
- Điều là bố cục cơ bản của văn bản. Nội dung của điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp; trong điều có thể có khoản, điểm;
- Khoản được trình bày trong điều khi nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý;
- Điểm được trình bày trong khoản khi nội dung của khoản có nhiều ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi điểm phải được thể hiện đầy đủ một ý.
Có được sử dụng từ ngữ nước ngoài trong quyết định của Chủ tịch nước không?
Có được sử dụng từ ngữ nước ngoài trong quyết định của Chủ tịch nước không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 có quy định về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản như sau:
Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
3. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích.
…
Theo quy định trên thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
Như vậy, thì chỉ được sử dụng từ ngữ nước ngoài trong quyết định của Chủ tịch nước khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?