Có còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học nữa hay không?
Có còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học nữa hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Theo đó, Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì kể từ ngày 01/12/2023, chương trình đào tạo chất lượng cao đại học sẽ bị bãi bỏ.
Do đó, từ ngày 01/12/2023, các trường đại học sẽ không còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo đại học chất lượng cao nữa.
Có còn được tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học nữa hay không? (Hình từ Internet)
Các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao trước đó có phải dừng đào tạo hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Điều khoản thi hành
...
2. Các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các Đại học, Học viện; hiệu trưởng các Trường đại học và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Theo như quy định trên, các khóa đã tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT sẽ tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.
Vì vậy, không phải dừng đào tạo theo Chương trình đào tạo chất lượng cao đối với các khóa đã tuyển sinh trước đó.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được quy định thế nào?
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được đề cập cụ thể tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
(1) Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
(2) Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
(3) Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
(4) Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
(5) Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
(6) Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
(7) Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
(8) Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
(9) Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình đào tạo chất lượng cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?