Có dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
- Có dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn những gì khi tham gia chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương?
- Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương phải được gửi đến cơ quan nào?
Có dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 55/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xây dựng và các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng thời kỳ, ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh;
c) Nguồn lực của bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
...
Như vậy, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Có dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp? (hình từ internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn những gì khi tham gia chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 55/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xây dựng và các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
2. Các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
a) Hoạt động cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);
b) Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật;
c) Hoạt động tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn lực theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi tham gia chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp được tư vấn pháp luật về đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 55/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
3. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương:
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân có liên quan xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương.
Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương phải được gửi đến cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 55/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
4. Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này và nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi cho Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.
5: Việc điều chỉnh chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương phải được gửi đến Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?