Có được điều khiển các loại xe điện cân bằng, xe điện một bánh tham gia giao thông đường bộ hay không?
Các loại phương tiện giao thông nào được phép tham gia giao thông đường bộ?
Theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Theo đó:
- Phương tiện giao thông đường bộ (khoản 17 Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008) gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (khoản 18 Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008), gọi là xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (khoản 19 Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008), gọi là xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
- Xe máy chuyên dùng (khoản 20 Điều 2 Luật Giao thông đường bộ 2008) gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Xe điện cân bằng, xe điện một bánh (Hình từ Internet)
Người lái xe tham gia giao thông cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, người lái xe tham gia giao thông đường bộ cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Có được điều khiển các loại xe điện cân bằng, xe điện một bánh tham gia giao thông đường bộ hay không?
Theo Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Tô An, xe điện cân bằng không nằm trong danh mục phương tiện giao thông, mà chỉ là phương tiện phục vụ vui chơi giải trí hoạt động trong phạm vi hẹp. Luật Giao thông đường bộ không cho phép xe điện cân bằng tham gia giao thông.
Vì vậy, trường hợp xe này tham gia giao thông công cộng, CSGT hoặc lực lượng chức năng có quyền kiểm tra, xử phạt và tịch thu phương tiện.
Hiện nay chưa có chế tài cụ thể về xử phạt người điều khiển xe điện cân bằng tham gia giao thông đường bộ, tuy nhiên theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
...
Theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định cấm sử dụng các thiết bị tương tự như bàn trượt, pa-tanh trên phần đường xe chạy.
Hành vi sử dụng các thiết bị tương tự như bàn trượt, pa-tanh trên phần đường xe chạy có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt hành chính từ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham gia giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?