Có được đòi lại khoản tiền tiết kiệm do bị chuyển nhầm tiền không? Nếu được thì đòi lại như thế nào?
Có được chiếm hữu khoản tiền do chuyển nhầm tiền không?
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Và căn cứ tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật như sau:
"Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."
Như vậy, không được chiếm hữu khoản tiền do bị chuyển nhầm vì nó không thuộc một trong những trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì sẽ được chiếm hữu đối với khoản tiền này.
Có được đòi lại khoản tiền tiết kiệm do bị chuyển nhầm tiền không?
Có được đòi lại khoản tiền do chuyển nhầm tiền không?
Căn cứ Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:
"Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó."
Như vậy, đối với khoản tiền nhầm thì người chuyển nhầm sẽ được quyền đòi lại.
Người nhận chuyển nhầm tiền không trả lại tiền thì xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau:
"Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này."
Và tài sản được hoàn trả theo quy định tại Điều 580 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 580. Tài sản hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền."
Như vậy, đối với hành vi người nhận được tiền chi nhầm, đã biết rõ tài sản của chủ thể khác, không phải của mình nhưng cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì được coi là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Tùy vào giá trị tài sản chiếm giữ và tính chất của hành vi có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi này, bạn có thể trình báo cho cơ quan công an tại nơi người đó cư trú để họ nắm thông tin, được hỗ trợ liên hệ lấy lại khoản tiền chi nhầm.
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển nhầm tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?