Có được kê biên tài sản là căn nhà nhận được từ thừa kế trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
- Có được kê biên tài sản là căn nhà nhận được từ thừa kế trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
- Khi tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản thì những tài sản nào được kê biên trước?
- Những đối tượng nào bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính theo hình thức kê biên tài sản?
Có được kê biên tài sản là căn nhà nhận được từ thừa kế trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Những tài sản không được kê biên được quy định tại Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Những tài sản không được kê biên
1. Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
4. Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
5. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
6. Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
Từ quy định trên có thể thấy đối với tài sản nhận từ thừa kế không thuộc trường hợp không kê biên khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không.
Tuy nhiên, nếu tài sản này là nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú thì sẽ không kê biên để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.
Có được kê biên tài sản là căn nhà nhận được từ thừa kế trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản thì những tài sản nào được kê biên trước?
Trình tự tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Điều 22 Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
...
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Như vậy, theo quy định, khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của họ sẽ được kê biên trước.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền chỉ được kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế.
Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Những đối tượng nào bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính theo hình thức kê biên tài sản?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định thì, các đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính theo hình thức kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá, bao gồm:
(1) Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
(2) Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Lưu ý: Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê biên tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?