Có được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu để gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài không?

Tôi được biết vừa có quy định mới về việc nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Đối với những hàng hóa đã bị cấm nhập khẩu nhưng vì phải nhập vào để thực hiện gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện, tiêu chí gì?

Có được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu để gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về tiêu chí, điều kiện để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:

"Điều 4. Tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; tiêu chí, điều kiện để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1. Tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài:
a) Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng;
b) Hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường."

Theo đó, công ty bạn được phép nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu để gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài nếu sản phẩm đó chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng và không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin

Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin

Nhập khẩu để sữa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 76 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về nhập khẩu, gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu:

"Điều 76. Vi phạm quy định về nhập khẩu, gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu nhưng được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
b) Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu;
c) Thực hiện không đúng phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải hoặc không có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải trong quá trình gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài;
d) Gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.
2. Phạt tiền 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải hoặc không có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải trong quá trình gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất sản phẩm công nghệ thông tin do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."

Theo đó, nếu gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép nếu không sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất sản phẩm công nghệ thông tin.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Thương nhân nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để gia công có nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 7 Quyết định 31/2019/QĐ-TTg quy định về nghĩa vụ của thương nhân và chế độ báo cáo như sau:

"Điều 7. Nghĩa vụ của thương nhân và chế độ báo cáo
1. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Quyết định này.
2. Thương nhân chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
3. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học phải tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật sau 03 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học.
4. Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa phải tái xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài sau quá trình gia công sửa chữa, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành về gia công hàng hóa.
5. Thương nhân có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện hoạt động gia công theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này kể từ ngày được cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu."

Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa phải tái xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài sau quá trình gia công sửa chữa, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành về gia công hàng hóa.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu

Lê Xuân Cương

Nhập khẩu
Cấm nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu Cấm nhập khẩu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhập khẩu xe nâng điện cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục như thế nào để đáp ứng đúng với quy định pháp luật?
Pháp luật
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?
Pháp luật
Có được nhập khẩu vào Việt Nam mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu loại không cháy, sử dụng cho tẩu IQOS và tương tự hay không?
Pháp luật
Phân bón nhập khẩu để cung cấp cho thị trường trong nước thì có cần được kiểm tra chất lượng không?
Pháp luật
Biện pháp cấm nhập khẩu được áp dụng đối với những loại hàng hóa nào? Hàng hóa cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việt kiều về nước có được nhập khẩu ô tô cũ đang sử dụng về nước không? Thủ tục nhập khẩu ô tô cũ đang sử dụng của Việt kiều về nước như nào?
Pháp luật
Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì? Và có những quyền hay nghĩa vụ gì trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu?
Pháp luật
Những hàng hóa nào phải xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ? Quy định về chứng từ vận chuyển trong xuất khẩu, nhập khẩu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào