Có được sử dụng đồng Việt Nam để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài? Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục gì để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam?
Có được sử dụng đồng Việt Nam để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài?
Có được sử dụng đồng Việt Nam để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài? (Hình từ Internet)
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
Theo Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
1. Ngoại tệ.
2. Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.
Theo đó, để chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài được phép sử dụng 02 loại đồng tiền sau:
+ Ngoại tệ.
+ Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.
Như vậy, trong trường hợp của bạn chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền thì có thể sử dụng đồng Việt Nam.
Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục gì để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam?
Theo khoản 1,2,3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
4. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
…
Theo đó, khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định trường hợp nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 02 tài khoản vốn đầu tư, cụ thể:
+ 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam;
+ 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép
Nhà đầu tư đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý:
+ Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
+ Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Có được sử dụng tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam thực hiện chi chuyển khoản vốn đầu tư ngoại tệ ra nước ngoài?
Theo Điều 7 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam
1. Các giao dịch thu:
a) Thu chuyển khoản từ tài khoản đồng Việt Nam của nhà đầu tư;
b) Thu nợ gốc và lãi của các khoản cho vay của nhà đầu tư đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Thu hồi nợ từ bên được bảo lãnh liên quan đến các khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thu lợi nhuận và thu nhập hợp pháp chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Thu chuyển vốn đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam trong trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư ở nước ngoài, giảm vốn, thanh lý hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
e) Các giao dịch thu khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam ra nước ngoài;
b) Chi chuyển vào tài khoản đồng Việt Nam của nhà đầu tư;
c) Chi cho vay đối với chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Chi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến khoản bảo lãnh của nhà đầu tư cho chính pháp nhân thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Các giao dịch chi khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định thì được phép sử dụng tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam thực hiện chi chuyển khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam ra nước ngoài.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?