Có được tổ chức cho người lao động chưa thành niên (từ 15 đến 16 tuổi) làm thêm giờ hay không?

Thời gian hè, lượng hàng cần sản xuất tăng cao, công ty cần tuyển dụng thêm một số lượng lớn lao động làm thời gian hè. Thời gian này, học sinh, sinh viên cũng được nghỉ học, do đó công ty tôi có nhu cầu tuyển dụng các đối tượng trên vào làm thời vụ tại công ty với độ tuổi khoảng 15 đến 16 tuổi thì mỗi ngày được làm việc bao nhiêu tiếng? Có được tổ chức cho đối tượng này làm thêm giờ hay không? Và lao động chưa thành niên thì có được nghỉ phép năm không?

Người lao động chưa thành niên thì có được nghỉ phép năm không?

Ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này."

Theo đó, người lao động chưa thành niên sẽ có 14 ngày nghỉ phép năm.

Có được tổ chức cho người lao động chưa thành niên (từ 15 đến 16 tuổi) làm thêm giờ hay không?

Có được tổ chức cho người lao động chưa thành niên (từ 15 đến 16 tuổi) làm thêm giờ hay không?

Có được tổ chức cho người lao động độ tuổi khoảng 15 đến 16 tuổi làm thêm giờ hay không?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc của người chưa thành niên như sau:

"1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành."

Dẫn chiếu đến Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH và Phụ lục V Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.


Phụ lục V

Theo đó, người lao động độ tuổi khoảng 15 đến 16 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Chỉ có thể tổ chức làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như trên.

Khi sử dụng lao động chưa thành niên thì có cần sự đồng ý của phụ huynh hay không?

Căn cứ Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

"1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề."

Theo đó, khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Phạm Tiến Đạt

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép khi con kết hôn dành cho người lao động? Con kết hôn được nghỉ phép mấy ngày?
Pháp luật
Năm 2024 âm lịch bắt đầu và kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024 đối với người lao động?
Pháp luật
CV xin việc là gì? CV xin việc thường có nội dung gì? Người lao động có thể tìm việc bằng cách nào?
Pháp luật
Cha nuôi hoặc mẹ nuôi mất thì người lao động được xin nghỉ bao nhiêu ngày theo Bộ luật Lao động 2019?
Pháp luật
Khoản phụ cấp tiền thuê nhà mà người lao động nhận được có phải tính vào thuế thu nhập cá nhân hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được phép giữ lại các văn bằng gốc của người lao động (các văn bằng có được do doanh nghiệp cử đi đào tạo) hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào