Có được tổ chức lễ đính hôn trước sau đó khi đủ tuổi thì làm đăng ký kết hôn không? Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi kết hôn bị xử lý như thế nào?
Có được tổ chức lễ đính hôn trước sau đó khi đủ tuổi thì làm đăng ký kết hôn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về đăng ký kết hôn như sau:
"Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn."
Theo đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định về độ tuổi được làm lễ đính hôn. Tuy nhiên, việc nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, việc bạn trai bạn mới 19 tuổi thì chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn theo quy định trên.
Bên cạnh đó, quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình cấm hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. (theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Vì vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Đăng ký kết hôn (Hình từ Internet)
Hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được xử lý như thế nào?
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
"1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Theo đó, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, trường hợp bạn chưa đủ điều kiện kết hôn theo quy định, chung sống với nhau như vợ chồng là trái quy định pháp luật.
Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án."
Theo đó, hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký kết hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?