Có được tổ chức nghi thức lễ tang trong Quân đội đối với quân nhân nghỉ hưu từ trần không? Nếu có thì được tổ chức ở đâu?
Quân nhân nghỉ hưu từ trần thì có được tổ chức nghi thức lễ tang trong Quân đội không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Người đang công tác hy sinh, từ trần, gồm:
- Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng;
- Người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý;
- Quân nhân dự bị động viên trong thời gian tập trung huấn luyện, làm nhiệm vụ quân sự quốc phòng, an ninh.
b) Các đối tượng tại Điểm a nêu trên nghỉ hưu từ trần.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều này chết do tự thương, tự sát hoặc do vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội với hình thức tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc thôi việc.
Và căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức, nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội
...
2. Nghi thức tổ chức lễ tang
...
b) Nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội được thực hiện đối với:
- Người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội hoặc tại cơ quan, đơn vị;
- Sĩ quan cấp Tướng (kể cả nghỉ hưu) hy sinh, từ trần tổ chức lễ tang tại gia đình, được vận dụng theo nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội;
- Người hy sinh, từ trần có cấp hàm từ Đại tá trở xuống khi tổ chức lễ tang tại gia đình không thực hiện nghi thức lễ tang trong Quân đội.
Như vậy, quân nhân nghỉ hưu từ trần thì có được tổ chức nghi thức lễ tang trong Quân đội nếu tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội hoặc tại cơ quan, đơn vị.
Nếu người này cấp Tướng thì tổ chức lễ tang tại gia đình, được vận dụng theo nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội.
Lễ tang trong Quân đội (Hình từ Internet)
Quân nhân nghỉ hưu từ trần thì được tổ chức nghi thức lễ tang trong Quân đội tại đâu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 6 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau
Một số quy định khác
1. Người hy sinh, từ trần trong thời gian đi học tập trong nước, do nhà trường nơi học tập chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý tổ chức lễ tang.
2. Người hy sinh, từ trần khi biệt phái sang các cơ quan Đảng, Nhà nước, do đơn vị quản lý trước khi đi biệt phái chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị nơi làm nhiệm vụ biệt phái tổ chức lễ tang.
3. Người hy sinh, từ trần khi đi làm nhiệm vụ quốc tế, đi học, đi công tác, đi chữa bệnh ở nước ngoài, do đơn vị quản lý phối hợp với Cục Đối ngoại/Bộ Quốc phòng, Đại sứ quán hoặc cơ quan ngoại giao ở nước sở tại để tổ chức lễ tang.
4. Người hy sinh, từ trần trên đường đi công tác hoặc nghỉ tại gia đình, do đơn vị quản lý chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự địa phương tổ chức lễ tang theo phân cấp quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp đơn vị ở xa từ 100 km trở lên (tính theo đường quốc lộ, tỉnh lộ) thì cơ quan quân sự địa phương nơi người hy sinh, từ trần chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý tổ chức lễ tang.
5. Người hy sinh trong chiến tranh, nếu không có Điều kiện tổ chức lễ tang theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện báo tử và tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
6. Trường hợp nhiều người hy sinh trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; người hy sinh có hành động dũng cảm, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương quyết định hình thức lễ tang cao hơn nhằm tuyên truyền, giáo dục, nêu gương.
7. Quân nhân nghỉ hưu từ trần, tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ các bệnh viện Quân đội do đơn vị Quân đội chủ trì tổ chức theo nghi thức lễ tang trong Quân đội.
8. Các quy định Lễ đưa tang, Lễ an táng; thời gian tổ chức lễ tang; quy cách quan tài; băng tang; quy định rắc vàng mã thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 105/2012/NĐ-CP).
Như vậy, quân nhân nghỉ hưu từ trần, tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ các bệnh viện Quân đội do đơn vị Quân đội chủ trì tổ chức theo nghi thức lễ tang trong Quân đội.
Nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội gồm những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức, nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội
1. Hình thức tổ chức lễ tang, gồm:
a) Lễ tang cấp Nhà nước;
b) Lễ tang Cấp cao;
c) Lễ tang quân nhân có cấp bậc từ Đại tá trở xuống;
d) Lễ tang công nhân, viên chức quốc phòng.
2. Nghi thức tổ chức lễ tang
a) Nghi thức tổ chức lễ tang, gồm: Trình tự tổ chức lễ tang, tổ chức lực lượng và phương tiện phục vụ lễ tang theo quy định tại Thông tư này.
b) Nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội được thực hiện đối với:
- Người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này tổ chức lễ tang tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội hoặc tại cơ quan, đơn vị;
- Sĩ quan cấp Tướng (kể cả nghỉ hưu) hy sinh, từ trần tổ chức lễ tang tại gia đình, được vận dụng theo nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội;
- Người hy sinh, từ trần có cấp hàm từ Đại tá trở xuống khi tổ chức lễ tang tại gia đình không thực hiện nghi thức lễ tang trong Quân đội.
Theo đó, nghi thức tổ chức lễ tang trong Quân đội gồm trình tự tổ chức lễ tang, tổ chức lực lượng và phương tiện phục vụ lễ tang theo quy định tại Thông tư 86/2016/TT-BQP.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ tang trong Quân đội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?