Có được xin từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Có được xin từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Có được xin từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan có thẩm quyền hay không, thì theo Điều 48 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Trường hợp chưa được từ chức
Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chưa được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ đơn vị được giao, đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
Như vậy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan thanh tra thì chưa được từ chức.
Trước đây, căn cứ Điều 43 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về trường hợp chưa được từ chức như sau:
Trường hợp chưa được từ chức.
Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chưa được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan thanh tra thì chưa được từ chức.
Có được xin từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đang trong thời gian chịu sự điều tra của cơ quan thanh tra hay không? (Hình từ Internet)
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được xin từ chức trong những trường hợp nào?
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được xin từ chức trong những trường hợp được quy định tại Điều 46 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Căn cứ xem xét việc từ chức đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý
Việc xem xét từ chức đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
3. Có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Như vậy, giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được xin từ chức trong những trường hợp sau:
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
- Có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Trước đây, căn cứ Điều 42 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về căn cứ xem xét việc từ chức như sau:
Căn cứ xem xét việc từ chức
Việc xem xét đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
2. Xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe.
3. Xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị minh hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
4. Xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Như vậy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được xin từ chức trong những trường hợp sau:
(1) Xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
(2) Xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe.
(3) Xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
(4) Xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị minh hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
(5) Xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Hồ sơ xem xét cho từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 47 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thủ tục, quy trình xem xét cho từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh như sau:
Thủ tục, quy trình xem xét miễn nhiệm, cho từ chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh.
1. Đối với Giám đốc BHXH tỉnh:
a) Thủ tục, hồ sơ bao gồm:
- Công văn của Tỉnh ủy (thành ủy) hoặc của BHXH Việt Nam yêu cầu miễn nhiệm hoặc đề nghị của BHXH tỉnh cho cán bộ từ chức theo nguyện vọng cá nhân;
- Đơn xin từ chức của cán bộ (nội dung đơn phải nêu rõ lý do từ chức) hoặc các văn bản liên quan đến việc miễn nhiệm đối với trường hợp miễn nhiệm cán bộ;
- Nhận xét đánh giá của tập thể lãnh đạo và của cấp ủy BHXH tỉnh đối với cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm.
b) Trình tự tiến hành:
Sau khi nhận được hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Tổng Giám đốc để tiến hành các thủ tục:
- Làm việc với lãnh đạo BHXH tỉnh;
- Gặp gỡ, trao đổi và nghe ý kiến của cán bộ xin từ chức hoặc miễn nhiệm;
- Tổng hợp kết quả làm việc nêu trên, báo cáo Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị;
- Ban Cán sự đảng có văn bản trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (thành ủy) về trường hợp cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm;
- Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự đảng, ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng Giám đốc ra quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm chức vụ và quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ từ chức hoặc miễn nhiệm.
...
Như vậy, hồ sơ xem xét cho từ chức đối với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bao gồm những nội dung sau:
(1) Đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh cho cán bộ từ chức theo nguyện vọng cá nhân;
(2) Đơn xin từ chức của cán bộ (nội dung đơn phải nêu rõ lý do từ chức);
(3) Nhận xét đánh giá của tập thể lãnh đạo và của cấp ủy Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với cán bộ xin từ chức.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xin từ chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?