Có được xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe đối với viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính hay không?
- Có được xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe đối với viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính hay không?
- Quy trình xem xét đối với viên chức xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi viên chức đang công tác gồm những bước nào?
- Viên chức xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng không?
Có được xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe đối với viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính hay không?
Căn cứ Điều 33 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức như sau:
Căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức
...
2. Việc xem xét đối với công chức, viên chức xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
- Công chức, viên chức xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; công chức, viên chức xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe; công chức, viên chức xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; công chức, viên chức xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
- Công chức, viên chức không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân công chức, viên chức đã thực hiện; nếu công chức, viên chức từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
+ Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức có thể được xem xét cho xin từ chức nếu nhận thấy mình bị hạn chế về sức khỏe.
Có được xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe đối với viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính hay không? (Hình từ Internet)
Quy trình xem xét đối với viên chức xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi viên chức đang công tác gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định quy trình xem xét đối với công chức, viên chức xin từ chức như sau:
Quy trình xem xét đối với công chức, viên chức xin từ chức
1. Thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi công chức, viên chức đang công tác
- Bước 1: Công chức, viên chức xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo (qua cơ quan tham mưu nơi công chức, viên chức đang công tác).
- Bước 2: Cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền.
- Bước 3: Người đứng đầu đơn vị lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp. Căn cứ ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp, Người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
2. Thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
- Bước 1: Công chức, viên chức có đơn xin từ chức trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi công chức, viên chức đang công tác và cấp trên có thẩm quyền (qua cơ quan tham mưu của cấp trên).
- Bước 2: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi công chức, viên chức đang công tác lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp. Căn cứ ý kiến của cấp ủy đảng, Người đứng đầu đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền.
- Bước 3: Cơ quan tham mưu của cấp trên trình cấp có thẩm quyền.
- Bước 4: Người đứng đầu cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Như vậy, quy trình xem xét đối với viên chức xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi viên chức đang công tác gồm những bước sau:
Bước 1: Công chức, viên chức xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo (qua cơ quan tham mưu nơi công chức, viên chức đang công tác).
Bước 2: Cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền.
Bước 3: Người đứng đầu đơn vị lấy ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.
Căn cứ ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp, Người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
Viên chức xin từ chức vì lý do không đủ sức khỏe thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng không?
Căn cứ Điều 36 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức do: tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý, công chức nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; công chức có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
...
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo xin từ chức do nhận thấy không đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định.
Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từ chức.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xin từ chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?