Có gặp rủi ro khi hỗ trợ tiền lương cho nhân viên công ty đối tác đang nhận tiền hỗ trợ thai sản từ bảo hiểm hay không?
Tiền lương có bao gồm phụ cấp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
"Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác."
Như vậy, tiền lương có thể hiểu đơn giản là khoản tiền người lao động được nhận sau khi thực hiện công việc theo thỏa thuận. Trong đó, có bao gồm phụ cấp lương.
Tiền lương được trả cho người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả tiền lương như sau:
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."
Và theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:
"Điều 95. Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)."
Như vậy, tiền lương phải được trả theo nguyên tắc trên và tiền lương sẽ do người sử dụng lao động trả căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Có gặp rủi ro khi hỗ trợ tiền lương cho nhân viên công ty đối tác đang nhận tiền hỗ trợ thai sản từ bảo hiểm không?
Có gặp rủi ro khi hỗ trợ tiền lương cho nhân viên công ty đối tác đang nhận tiền hỗ trợ thai sản từ bảo hiểm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."
Theo đó, chế độ thai sản là nhằm bù đắp cho phần thu nhập bị mất vì lý do thai sản. Tức là người lao động nghỉ việc, không hưởng tiền lương bên công ty thì mới nhận chế độ bên bảo hiểm.
Việc bên người sử dụng lao động đã trả lương và vẫn làm thủ tục để nhân viên này nhận chế độ thai sản bên bảo hiểm là hành vi kê khai không đúng sự thật, hành vi này có thể bị phạt theo Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự."
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động đã trả lương và vẫn làm thủ tục để nhân viên này nhận chế độ thai sản bên bảo hiểm thì sẽ bị như trên. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như trên. Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Do công ty bạn là bên hỗ trợ tiền lương theo dự án, nhân viên đó cũng không phải là người lao động của công ty bạn, do đó, công ty bạn chỉ thỏa thuận làm việc với bên đối tác nên sẽ không bị phạt vi phạm theo điều khoản trên.
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?