Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không? Nội dung đơn đăng ký giải pháp hữu ích bắt buộc có tài liệu nào?

Xin chào tôi muốn soạn đơn đăng ký bảo hộ đối với giải pháp hữu ích thì cần đáp ứng những điều kiện chung và riêng như thế nào đối với giải pháp hữu ích? Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký giải pháp hữu ích không? Nội dung đơn đăng ký giải pháp hữu ích bắt buộc bao gồm những tài liệu nào?- Câu hỏi của anh Thế Bảo (TP. HCM)

Đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích cần đáp ứng những gì?

Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không?

Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được căn cứ theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) gồm các tài liệu như sau:

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
đ1) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Theo đó, đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bao gồm những tài liệu được quy định trên.

Có giới hạn số lượng đối tượng giải pháp hữu ích cho mỗi đơn đăng ký không?

Căn cứ theo Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký giải pháp hữu ích như sau:

Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Theo đó, khoản 2 Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định mỗi đơn đăng ký giải pháp hữu ích có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền giải pháp hữu một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

Dẫn chiếu theo điểm 23.3 Khoản 23 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ và theo các hướng dẫn sau đây.

Đơn được coi là bảo đảm tính thống nhất nếu:

(1) Yêu cầu bảo hộ một đối tượng duy nhất; hoặc

(2) Yêu cầu bảo hộ một nhóm đối tượng có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất, thuộc các trường hợp sau đây:

+ Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia;

+ Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia;

+ Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia;

+ Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để bảo đảm thu được cùng một kết quả.

Theo đó, mỗi đơn đăng ký giải pháp hữu ích có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất mà không giới hạn số lượng ở một đối tượng giải pháp hữu ích.

Nội dung đơn đăng ký giải pháp hữu ích bắt buộc có tài liệu nào?

Căn cứ theo Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định yêu cầu cụ thể về đơn đăng ký giải pháp hữu ích như sau:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
1. Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.
2. Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
3. Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
4. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.

Theo đó, đơn đăng ký giải pháp hữu ích bao gồm bản mô tả giải pháp hữu ích và bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Trong đó:

(1) Bản mô tả giải pháp hữu ích:

– Phần mô tả giải pháp hữu ích phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của giải pháp hữu ích đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được giải pháp hữu ích đó;

+ Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của giải pháp hữu ích;

+ Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp hữu ích.

– Phạm vi bảo hộ giải pháp hữu ích phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với giải pháp hữu ích và phải phù hợp với phần mô tả giải pháp hữu ích và hình vẽ.

(2) Bản tóm tắt giải pháp hữu ích:

Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp hữu ích.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải pháp hữu ích

Huỳnh Lê Bình Nhi

Giải pháp hữu ích
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải pháp hữu ích có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào