Có giới hạn số người được biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp hay không? Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đánh giá thế nào?

Tôi có thắc mắc là pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định cụ thể số lượng người được biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp hay không? Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đánh giá thế nào? Ngoài ra, người sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong vòng bao nhiêu năm và tính thời điểm có hiệu lực là khi nào? - Câu hỏi của anh Quốc Thắng (Nam Định).

Có giới hạn số người được biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp hay không?

Có giới hạn số người được biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp hay không?

Có giới hạn số người được biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định như sau:

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Theo đó, căn cứ theo khoản 3 Điều này quy định Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Có thể thấy pháp luật sở hữu trí tuệ không quy định cụ thể số người được biết về kiểu dáng công nghiệp nhưng có quy định giới hạn chỉ có một số được biết và có trách nhiệm giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đánh giá thế nào?

Căn cứ theo khoản 35.7 Điều 35 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm c khoản 29 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
35.7 Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ.
a) Cách đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.
b) Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là mới nếu:
(i) Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; hoặc
(ii) Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là khác biệt đáng kể với các kiểu dáng công nghiệp đối chứng; hoặc
(iii) Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo đó, căn cứ theo điểm a khoản 35.7 Điều 35 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn được coi là mới nếu:

+ Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; hoặc;

+ Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là khác biệt đáng kể với các kiểu dáng công nghiệp đối chứng; hoặc

+ Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ độc quyền tối đa bao lâu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hiệu lực của kiểu dáng công nghiệp như sau:

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
9. Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn sáu tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.

Theo đó, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần, có thể hiểu tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp cho đến khi hết hạn).

Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểu dáng công nghiệp

Huỳnh Lê Bình Nhi

Kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểu dáng công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểu dáng công nghiệp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp có được xác lập trên cơ sở công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế không?
Pháp luật
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả thù lao cho các đồng tác giả khi không có thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Nếu Đơn La Hay có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp thì có được bảo hộ theo quy định không?
Pháp luật
Đơn La Hay là gì? Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam thì người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn không và nếu có thì số lần gia hạn tối đa được quy định thế nào?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì? Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào