Có những Cơ quan Điều tra hình sự nào? Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ Điều tra?
Có những Cơ quan Điều tra hình sự nào?
Căn cứ quy định tại các Điều 4 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Điều 5 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Điều 6 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và Điều 7 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì Hệ thống Cơ quan Điều tra hình sự gồm có:
(1) Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân:
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).
(2) Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân:
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
(3) Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Có những Cơ quan Điều tra hình sự nào? (Hình từ Internet)
Các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có mối quan hệ thế nào?
Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra được quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
(1) Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, giữa Cơ quan Điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra là quan hệ phân công và phối hợp.
(2) Cơ quan Điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Điều tra.
(3) Cơ quan Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.
(4) Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền Điều tra thì Cơ quan Điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các hoạt động Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015; khi đã xác định được thẩm quyền Điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
(5) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết.
(6) Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra trong hoạt động Điều tra.
Người làm công tác Điều tra hình sự được hưởng chế độ, chính sách gì?
Theo quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì người làm công tác Điều tra hình sự được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
(1) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân công tác trong các cơ quan Điều tra được phong, thăng cấp bậc hàm lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
(2) Cán bộ, công chức công tác tại Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
(3) Điều tra viên, Cán bộ điều tra được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong công tác Điều tra hình sự, tập thể, cá nhân có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan điều tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?