Có phải tiến hành tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy trước khi điều trị cắt cơn, giải độc theo quy định hay không?
- Có phải tiến hành tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy trước khi điều trị cắt cơn, giải độc theo quy định hay không?
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có bao nhiêu người phụ trách giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần?
- Quy mô tiếp nhận người nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Có phải tiến hành tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy trước khi điều trị cắt cơn, giải độc theo quy định hay không?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác như sau:
Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác
1. Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện; chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
2. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Tư vấn tâm lý đối với người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
4. Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp tâm lý và các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng; kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh cơ hội khác.
Như vậy, trước khi điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác thì phải tiến hành tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy.
Có phải tiến hành tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy trước khi điều trị cắt cơn, giải độc theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có bao nhiêu người phụ trách giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về điều kiện nhân sự của cơ sở cai nghiện ma túy công lập như sau:
Điều kiện nhân sự
1. Viên chức của cơ sở cai nghiện phải có chuyên ngành đào tạo thuộc một trong các ngành nghề sau: y, dược, công tác xã hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành nghề khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trong đó:
a) Có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện tại Chương III Nghị định này, có trình độ chuyên môn phù hợp;
b) Người phụ trách y tế là y sĩ, bác sĩ, đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
2. Vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cụ thể như sau:
- Tiếp nhận, phân loại;
- Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
- Lao động trị liệu, học nghề;
- Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Như vậy, cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác.
Quy mô tiếp nhận người nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH về định mức số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập như sau:
Định mức số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị, mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để xây dựng Đề án vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và quy mô tiếp nhận người cai nghiện ma túy của cơ sở, đảm bảo nguyên tắc 01 (một) người quản lý, tư vấn, giáo dục, điều trị, dạy nghề cho tối đa 07 (bảy) người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Số lượng người làm việc đối với vị trí việc làm quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 3, 4 Điều 8 của Thông tư này không bao gồm trong định mức số lượng người làm việc quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, quy mô tiếp nhận người cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải đảm bảo nguyên tắc 01 (một) người quản lý, tư vấn, giáo dục, điều trị, dạy nghề cho tối đa 07 (bảy) người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cai nghiện ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?