Có phải trong mọi trường hợp cập tàu không đúng cảng thì tổ chức nước ngoài luôn bị phạt không?
- Có phải trong mọi trường hợp cập tàu không đúng cảng thì tổ chức nước ngoài luôn bị phạt không?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng là bao lâu?
Có phải trong mọi trường hợp cập tàu không đúng cảng thì tổ chức nước ngoài luôn bị phạt không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp: nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng trong Giấy phép hoạt động thủy sản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.
Trong trường hợp tổ chức này tái phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng.
Lưu ý: trong trường hợp tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng trong Giấy phép hoạt động thủy sản do bất khả kháng thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cập tàu không đúng cảng (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nước ngoài cập tàu không đúng cảng là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?