Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan đầu mối có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
- Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như thế nào?
Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
1. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là Chính phủ. Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang Bộ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan đầu mối
1. Bộ Công Thương là Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
...
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Cơ quan đầu mối có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
Theo khoản 2 Điều 60 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan đầu mối
...
2. Cơ quan đầu mối trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Nghị định này tư vấn cho Cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
c) Phối hợp với Cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương cụ thể.
d) Phối hợp với Cơ quan chủ trì trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Cơ quan chủ trì.
g) Cử đại diện tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
h) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Xây dựng, cập nhật danh sách các chuyên gia có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định nêu trên.
Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là ai? (Hình từ internet)
Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như thế nào?
Theo Điều 108 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước
1. Chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.
3. Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải đảm bảo nguyên tắc:
- Chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.
- Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý ngoại thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?