Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành nghiên cứu chất ma túy, tiền chất?
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành nghiên cứu chất ma túy, tiền chất?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất như sau:
“Điều 14. Cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
1. Bộ Công an cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu các chất ma túy, tiền chất theo Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định;
b) Sản xuất các chất ma túy, tiền chất tại các danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các tiền chất do Bộ Công Thương, Bộ Y tế quản lý và cho phép);
c) Vận chuyển các chất ma túy theo Danh mục chất ma túy do Chính phủ quy định.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sản xuất tiền chất tại Danh mục tiền chất do Chính phủ quy định và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý hóa chất (đối với các tiền chất do Bộ Công Thương quản lý).
4. Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giao cho cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định việc cho phép nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và các hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp phép).
5. Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục giám định chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.”
Như vậy, Bộ Công an có thẩm quyền cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành nghiên cứu chất ma túy, tiền chất.
Thẩm quyền cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
Trình tự, thủ tục cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất như sau:
"Điều 15. Kiểm soát hoạt động nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
1. Trình tự, thủ tục cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
a) Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là cơ quan nghiên cứu) khi có nhu cầu nghiên cứu các chất ma túy, tiền chất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và thông báo cho phép bằng văn bản.
Trường hợp có yêu cầu chỉnh lý, bổ sung tài liệu, trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có phiếu thông báo về việc chỉnh lý, bổ sung tài liệu, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần chỉnh lý, bổ sung và thời gian hoàn thành. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đã hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung.
Trường hợp hết thời hạn yêu cầu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ hoặc thông tin không thống nhất giữa văn bản đề nghị và tài liệu chứng minh tại các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ, cơ quan cấp phép không tiến hành giải quyết."
Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm:
"Điều 15. Kiểm soát hoạt động nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
[...]
2. Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu. Nội dung văn bản đề nghị nêu rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu; danh sách, vai trò của những người tham gia nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cung cấp chất ma túy, tiền chất và tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển từ địa điểm cung cấp đến địa điểm bảo quản, nghiên cứu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan nghiên cứu;
c) Bản sao Kế hoạch nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện bảo quản chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp xử lý tồn dư chất ma túy, tiền chất trong quá trình nghiên cứu."
Mai Nguyễn Thúy Cẩm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?