Cơ quan nào có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả? Việc đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về đóng gói, bảo quản tiền giả như sau:
Đóng gói, bảo quản tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
...
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch.
Việc niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
Niêm phong tiền giả (Hình từ Internet)
Việc đóng gói, bảo quản tiền giả được quy định thế nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về đóng gói, niêm phong tiền giả như sau:
Đóng gói, bảo quản tiền giả
...
2. Đóng gói, niêm phong tiền giả
a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, khi đóng gói, niêm phong tiền giả là tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
Đối với tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
Tiền giả sau khi đóng gói, niêm phong sẽ được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc giao nhận, vận chuyển tiền giả được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về giao nhận, vận chuyển tiền giả như sau:
Giao nhận, vận chuyển tiền giả
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, trừ số tiền giả loại mới giao nộp theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ/miếng và phải được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
Phương thức vận chuyển tiền giả do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp.
Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch lập biên bản (theo Phụ lục số 5) và có văn bản yêu cầu đơn vị giao nộp phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả trong thời gian 30 ngày làm việc.
Tờ tiền thật đã đóng dấu “Tiền giả” và bấm lỗ được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cắt góc 1/8 diện tích tờ tiền, thu đổi ngang giá trị (ghi Có) cho đơn vị giao nộp (không thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) và đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 1 lần trong 6 tháng (nếu có), kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận thực hiện theo bó, bì, túi nguyên niêm phong và được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
4. Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ. Phương thức vận chuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Việc giao nộp tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của Cục Phát hành và Kho quỹ. Phương thức vận chuyển tiền giả loại mới do Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời.
Như vậy, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, trừ số tiền giả loại mới. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ/miếng và phải được lập biên bản.
Phương thức vận chuyển tiền giả do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 1 lần trong 6 tháng (nếu có), kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận thực hiện theo bó, bì, túi nguyên niêm phong và được lập biên bản.
Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?