Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
- Nhà nước có chính sách gì cho hoạt động biên soạn và xuất bản tài liệu về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
- Người khuyết tật sẽ được nhà nước tạo điều kiện như thế nào trong việc học tập? Có được học bằng ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille không?
- Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương thức nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 50 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với người khuyết tật;
b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật;
c) Thực hiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
d) Đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa áp dụng cho người học là người khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật.
...
Theo quy định trên thì việc quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật là một trong những trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thế nên, cơ quan có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật? (Hình từ internet)
Nhà nước có chính sách gì cho hoạt động biên soạn và xuất bản tài liệu về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Theo đó, nhà nước sẽ có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Người khuyết tật sẽ được nhà nước tạo điều kiện như thế nào trong việc học tập? Có được học bằng ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 thì người trong việc học tập người khuyết tật sẽ được nhà nước tạo nhiều điều kiện như:
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết;
Và người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về phương thức giáo dục người khuyết tật như sau:
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Theo đó, phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
Trong đó, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?